Triết học (sau đại học) - Những nguyên nhân của thành tựu và hạn chế, yếu kém của khoa học công nghệ Việt Nam

Triết học (sau đại học) - Những nguyên nhân của thành tựu và hạn chế, yếu kém của khoa học công nghệ Việt Nam


Triết học (sau đại học)
Những nguyên nhân của thành tựu và hạn chế, yếu kém của khoa học công nghệ Việt Nam


Đối với các thành tựu, nguyên nhân trực tiếp và gián tiếp là nhờ tầm nhìn của Đảng và Nhà nước trong hoạch định các đường lối, chủ trương, chính sách phát triển khoa học và công nghệ; sự nỗ lực của đội ngũ cán bộ khoa học và công nghệ hoạt động trong các ngành, các lĩnh vực; sự quan tâm đầu tư cho khoa học và công nghệ cũng như các thể chế đổi mới, mở cửa mạnh dạn trong tổ chức, quản lý và hoạt động khoa học và công nghệ. Bên cạnh yếu tố nội lực, bối cảnh và xu thế phát triển của thế giới và khu vực cũng tạo thời cơ và điều kiện thuận lợi cho khoa học và công nghệ trong nước phát triển.

Đối với các hạn chế, yếu kém của khoa học và công nghệ nước nhà, thì nguyên nhân hàng đầu là việc chậm đổi mới tư duy trong quản lý hoạt động khoa học và công nghệ của các cơ quan quản lý và ngay trong đội ngũ cán bộ khoa học và công nghệ. Quản lý khoa học công nghệ vẫn còn nhiều bất cập, chưa giải phóng được tiềm năng bên trong và thu hút được tiềm năng bên ngoài.

Một nguyên nhân khác là đầu tư cho hoạt động khoa học. Những năm qua, ngân sách nhà nước đầu tư cho khoa học công nghệ tính trên GDP của Việt Nam không thấp so với thế giới. Tuy nhiên, so với yêu cầu của thực tiễn thì “tổng đầu tư” cho khoa học công nghệ vẫn thấp, chưa thúc ép để hoạt động khoa học đạt tới hiệu quả mong muốn.

Đội ngũ cán bộ khoa học công nghệ đầu đàn thật sự xuất s c còn rất thiếu. Những tổ chức khoa học công nghệ có uy tín cũng chưa đạt đến trình độ các cơ sở nghiên cứu tầm cỡ quốc tế. Các trường đại học đẳng cấp quốc tế chưa có. Nguồn lực khoa học công nghệ vốn còn mỏng lại phân tán, chưa đáp ứng tốt yêu cầu của sự phát triển.

Nhà khoa học chưa được hưởng điều kiện nghiên cứu khoa học ph hợp; thu nhập chưa hợp lý. Nguồn nhân lực khoa học tr chưa được thật sự chú trọng. Khoa học xã hội và nhân văn được đánh giá là kém kể cả so với quá khứ. Công trình nghiên cứu có trình độ cao rất ít. Tư vấn chính sách, thẩm định xã hội và phản biện xã hội… đều yếu. Trong tương quan với khu vực và thế giới, khoa học xã hội và nhân văn Việt Nam v a thiếu hụt, v a lạc hậu.

Thị trường khoa học công nghệ còn sơ khai, chưa tạo được sự liên kết có hiệu quả giữa nghiên cứu với đào tạo và sản xuất, kinh doanh.

* * *

Nhận thức được những điểm hạn chế và những thế mạnh của mình, với tinh thần đổi mới và sáng tạo, phát huy trí thông minh Việt Nam, nền khoa học và công nghệ Việt Nam đang đứng trước những vận hội mới, những đòi hỏi mới của đất nước để sáng tạo và phát triển. Hy vọng trong thời gian không xa, khoa học và công nghệ Việt Nam s thực sự là động lực của sự phát triển nhanh và bền vững, vì một nước Việt Nam h ng cường và giàu mạnh.

Tài liệu tham khảo:

1. Frederick Engels. Dialectics of Nature. Introduction. http://www.marxists.org/archive/marx/works/1883/don/ch01.htm

2. ĐCSVN. Nghị quyết số 20-NQ/TW ngày 31/10/2012 của Hội nghị lần thứ 6 BCH Trung ương khóa XI V phát tri n khoa học và công nghệ phục vụ sự nghiệp công nghiệp h a, hiện đại h a trong đi u kiện kinh tế th tr ng đ nh h ng hội ch nghĩa và hội nh p quốc tế.

3. Nguyễn Quân. Phát biểu tại Lễ công ố Ngày Khoa học và công nghệ Việt Nam 18/5/2014.

4. Thomas S. Kuhn (2008). Cấu trúc các cuộc cách mạng khoa học Nxb. Tri thức. Hà Nội.

5. Hồ Sĩ Quý (2014). Khoa học xã hội và sự thành bại của các quốc gia. Tạp chí Khoa học hội Việt Nam số 7
 


xuatbanquocte.com
Blog chia sẻ thông tin khoa học và xuất bản
Email: xuatbantapchi@gmail.com
Zalo chat/ Telegram: 096.47.60.502


Xem thêm:
Đánh giá của bạn về bài viết này?

Contact Me on Zalo