THƯ MỜI VIẾT BÀI HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC TẾ TRIẾT LÝ GIÁO DỤC Ở VIỆT NAM HIỆN NAY. KINH NGHIỆM CỦA CHLB ĐỨC VÀ CỘNG ĐỒNG QUỐC TẾ

THƯ MỜI VIẾT BÀI HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC TẾ TRIẾT LÝ GIÁO DỤC Ở VIỆT NAM HIỆN NAY. KINH NGHIỆM CỦA CHLB ĐỨC VÀ CỘNG ĐỒNG QUỐC TẾ

[tintuc]
THƯ MỜI VIẾT BÀI
HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC TẾ
TRIẾT LÝ GIÁO DỤC Ở VIỆT NAM HIỆN NAY. KINH NGHIỆM CỦA CHLB ĐỨC VÀ CỘNG ĐỒNG QUỐC TẾ


Cơ quan tổ chức: Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn – Quỹ Rosa Luxemburg, CHLB Đức
Thời gian: Ngày 28-29/5/2020
Địa điểm: Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội. 336 Nguyễn Trãi – Thanh Xuân – Hà Nội

1. Sự cần thiết của Hội thảo
Hệ thống giáo dục ở Việt Nam hiện nay được xây dựng trong bối cảnh cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc từ khi nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời. Vì nhiều lý do khách quan và chủ quan hệ thống giáo dục hiện có nhiều bất cập. Mặc dù nhiều năm qua đã có những cải cách, nhà nước coi giáo dục là quốc sách hàng đầu nhưng tình hình vẫn chưa được cải thiện. Vấn đề không chỉ ở chỗ cơ sở vật chất, hệ thống trường học thiếu thốn, nhất là ở những vùng nông thôn và vùng núi, mà còn ở môi trường và nền tảng tinh thần. Giáo dục đang trở thành đề tài nóng trên các phương tiện truyền thông và dư luận xã hội. Việc gian lận thi cử, bạo lực học đường chỉ là một vài đơn cử cho thấy tình trạng bức xúc trong hệ thống giáo dục hiện nay.

Hiện tại nền giáo dục ở Việt Nam đang đối diện với nhiều vấn đề và thách thức, từ chất lượng giáo dục cho tới phương pháp và chương trình giáo dục đều bộc lộ nhiều bất cập. Kết quả là năng suất lao động thấp so với nhiều nước trong khu vực. Hội thảo này là cơ hội để chúng ta nhìn nhận lại hệ thống giáo dục ở Việt Nam, đề xuất triết lý giáo dục hợp lý đáp ứng nhu cầu giảng dạy kiến thức, nhu cầu phát triển kinh tế xã hội và văn hóa cũng như hội nhập với xu thế chung của quốc tế. 

2. Nội dung
Nội dung Hội thảo tập trung vào các chủ đề chính sau:
1. Những vấn đề lý luận và lịch sử của triết lý giáo dục –cơ sở lý luận cho việc xây dựng một triết lý giáo dục ở Việt Nam hiện nay 
2. Đánh giá chính sách giáo dục hiện hành, những điểm mạnh và điểm yếu của các chính sách đó  
3. Phân tích trên cơ sở thực tiễn tình trạng giáo dục hiện nay: thực trạng, những vấn đề và triển vọng
4. Đánh giá kinh nghiệm giáo dục của cộng đồng quốc tế. Một vài bài học cho Việt Nam 
5. Cải cách hệ thống giáo dục ở Việt Nam: đi từ triết lý, chính sách tới thực tiễn 


Kính mời quý vị viết tham luận cho Hội thảo, gửi cho Ban tổ chức trước 15/5/2020 (phông chữ time new roman, khổ 13). Lưu ý, để thuận tiện cho công việc biên tập kỷ yếu xuất bản sau Hội thảo, lưu ý quý vị chú thích ở cuối trang, theo đúng quy cách. Mọi thông tin xin liên hệ tới địa chỉ levinh87@gmail.com
                                                                                  

[/tintuc]
Xem thêm:
Đánh giá của bạn về bài viết này?

Contact Me on Zalo