Tổng hợp các website hữu ích phục nghiên cứu khoa học

Tổng hợp các website hữu ích phục nghiên cứu khoa học


Tổng hợp các website hữu ích phục nghiên cứu khoa học

Một mùa nghiên cứu khoa học nữa lại đến. Với kinh nghiệm mỗi năm vài bài nghiên cứu, mình xin chia sẻ một số website mình hay dùng trong quá trình tìm kiếm số liệu và tài liệu tham khảo. Cái hay nhất mình để ở cuối, mọi người đọc hết bài viết của mình nhá.

1. GoogleScholar
Google Scholar là công cụ quá quá là quen thuộc với các bạn nghiên cứu khoa học. Đây là dịch vụ cho phép bạn có thể tìm được các thông tin về sách, các bài báo cáo liên quan đến chủ đề bạn đưa ra. Các kết quả tìm kiếm hầu hết được viết dưới định dạng PDF, HTML hay DOC, có thể tải về và đọc một cách dễ dàng.

Tạp chí khoa học Việt Nam Trực tuyến (Vietnam Journals Online- VJOL) cũng là một cơ sở dữ liệu cho phép độc giả tiếp cận tri thức khoa học được xuất bản tại Việt Nam và nâng cao hiểu biết của thế giới về nền học thuật của Việt Nam.

RefSeek là một lựa chọn đáng tin cậy trong việc tìm kiếm thông tin cho các nghiên cứu nói chung. Nó có một cách tiếp cận dựa trên trang web nhiều hơn, đưa ra các trang web có liên quan nhưng rất đáng tin cậy cho bất kỳ lĩnh vực nào mà bạn đang nghiên cứu. Nhìn chung, RefSeek là một công cụ tuyệt vời để bạn tổng hợp nhiều bài viết và thông tin liên quan đến một đối tượng cụ thể nào đó.

WorldCat là một danh mục liên hợp trực tuyến, liệt kê các sưu tập của 72.000 thư viện ở 170 quốc gia và vùng lãnh thổ tham gia vào hợp tác xã hội toàn cầu của Trung tâm Thư viện Máy tính Trực tuyến.

Springer Link là một trong những cơ sở dữ liệu điện tử trực tuyến hàng đầu thế giới chuyên cung cấp truy cập đến các nguồn thông tin điện tử chất lượng cao, bao gồm các tạp chí khoa học, sách chuyên khảo, và sách tham khảo của nhiều lĩnh vực: kiến trúc và thiết kế, thiên văn, năng lượng, kinh tế, môi trường, y học, luật, công nghệ, khoa học máy tính, khoa học xã hội và nhân văn, v.v…

Có tài liệu tham khảo rồi, một điều cũng hết sức quan trọng nữa cần có trong các bài nghiên cứu khoa học chính là số liệu. Chỉ cần đưa một vài dữ liệu thực tế vào thôi là bài viết của mình nó “sang” và mang tính thời sự lên rất nhiều. Ngày xưa để có được các số liệu này mình phải lên khắp các trang mạng tìm kiếm, rồi nhập và excel, tự cộng cộng trừ trừ. Tự tính mãi mới được một số liệu ưng ý. Nhưng gần đây, mình thường dùng Data Factory-VIRAC (VIRACE) để tra mấy số liệu này. Ví dụ mình cần số liệu về các doanh nghiệp sản xuất mỹ phẩm, chỉ cần lên đây tìm là xong, tiết kiệm được mấy ngày tìm kiếm luôn mà dữ liệu luôn đảm bảo đảm được độ tin cậy á. Mình may mắn được một người bạn làm Research giới thiệu cho web này, các bạn có thể tham khảo nha.

Chúc các bạn một mùa nghiên cứu khoa học thật thành công!


xuatbanquocte.com
Blog chia sẻ thông tin khoa học và xuất bản
Email: xuatbantapchi@gmail.com
Zalo chat/ Telegram: 096.47.60.502




Xem thêm:
Đánh giá của bạn về bài viết này?

Contact Me on Zalo