Giải pháp thúc đẩy công bố quốc tế trong Khoa học xã hội và nhân văn

Giải pháp thúc đẩy công bố quốc tế trong Khoa học xã hội và nhân văn

[tintuc]
Giải pháp thúc đẩy công bố quốc tế trong Khoa học xã hội và nhân văn


Nhiều thảo luận gần đây xung quanh vấn đề công bố quốc tế trong khoa học xã hội và nhân văn (KHXH&NV) đều nhấn mạnh tính cấp thiết phải xuất bản quốc tế, đề cao và khuyến khích đăng các bài báo khoa học trên các tạp chí quốc tế có chỉ số trích dẫn và ảnh hưởng khoa học cao. Tuy nhiên, để tìm giải pháp thúc đẩy, không thể chỉ bắt đầu từ “ngọn”, mà trước hết phải phân tích thực trạng và nguyên nhân sâu xa dẫn tới tình trạng yếu kém hiện nay.

Công bố quốc tế trước những năm 2000 của các nhà nghiên cứu KHXH&NV Việt Nam không chỉ đơn điệu, còi cọc về số lượng mà cũng yếu ớt về chất lượng. Những nghiên cứu đăng tải trên các tạp chí quốc tế có uy tín phần lớn do các nghiên cứu sinh Việt Nam và người Việt ở nước ngoài thực hiện. Trong nhiều thập kỷ, chúng ta không đòi hỏi các nhà khoa học phải công bố quốc tế, lại có xu hướng coi thường các xuất bản quốc tế về khoa học xã hội do một nhận thức phi lý rằng chỉ những người có chung ý thức hệ và nhãn quan chính trị với phương Tây mới có công bố quốc tế.
[/tintuc]
Xem thêm:
Đánh giá của bạn về bài viết này?

Contact Me on Zalo